Các đặc điểm nổi bật Nam_Thập_Tự

Do thiếu vắng một ngôi sao Nam Cực có độ sáng đáng kể trên bầu trời phía nam (sao Sigma Octantis gần cực Nam nhất, nhưng nó quá mờ để có thể trở thành có ích cho con người định hướng), hai trong số các ngôi sao của chòm Nam Thập (Alpha và Gamma, hay AcruxGacrux) nói chung được sử dụng để định hướng cực nam địa lý. Kéo dài đường thẳng được tạo ra từ hai ngôi sao này khoảng 4,5 lần khoảng cách giữa chúng sẽ tới điểm sát với Nam cực của bầu trời.

Ngoài ra, nếu dựng một đường trung trực tạo ra bởi Alpha CentauriBeta Centauri, thì điểm giao nhau của đường nói trên và đường này sẽ là điểm đánh dấu Nam cực của bầu trời. Trái với suy nghĩ của nhiều người, vị trí của chòm sao này không phải là đối diện với chòm sao Đại Hùng qua tâm Trái Đất. Trên thực tế, ở vùng nhiệt đới cả hai chòm sao Nam Thập (thấp ở phía nam) và Đại Hùng (thấp ở phía bắc) có thể cùng xuất hiện trên bầu trời từ tháng Tư cho đến tháng Sáu. Vị trí của chòm sao này chính xác là đối diện với vị trí của chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) trên bầu trời, và vì thế chúng không thể cùng xuất hiện trên bầu trời trong cùng một thời gian. Đối với các khu vực nằm về phía nam của 34° vĩ nam thì Nam Thập luôn luôn ở trên bầu trời suốt cả đêm.

Trong chiêm tinh học của người Hindu cổ đại, cái được nói đến như là 'trishanku' chính là chòm sao 'Nam Thập' hiện đại.